9 món ăn có tên gọi độc lạ nhất tại Việt Nam

Trước khi bị “quyến rũ” bởi hương vị thì tên gọi món ăn cũng là một trong những yếu tố khơi gợi sự tò mò ở thực khách. Nhiều tỉnh thành ở Việt Nam sở hữu những món ăn đặc sản có tên gọi cực kỳ độc lạ khiến nhiều người không khỏi hoang mang không biết nó được làm từ gì, có ăn được không. Dưới đây là top 9 những món ăn có tên gọi độc lạ nhất Việt Nam. bạn đã biết và thưởng thức được bao nhiêu món trong số này. 

1. Khâu nhục 

khau nhuc

Khâu nhục là tiếng hoa đánh vần lại chữ viết tiếng Việt, phát âm tiếng Hoa là khâu nhục. “Khâu” có nghĩa- hấp đến mềm gục, “Nhục” có nghĩa- thịt, nếu dịch đúng nghĩa là thịt gục, hoặc thịt hấp gục. Tùy từng địa phương, món ăn này còn có các tên gọi khác như: “khau nhục”, “khổ nhục”, “nằm khau”. Ngoài ra, tên gọi của chúng còn được bắt nguồn từ chính cách thức xếp trên đĩa và hình dáng giống như một mỏm đồi nhỏ, đang vươn lên, nên người dân tộc Nùng gọi là “khâu” tức đồi.

2. Lẩu lạp xạp 

lau lap xap

Lạp xạp hay lạp sạp, lạp chạp, lạp tạp là tiếng địa phương, có nghĩa tương tự như thập cẩm. Món lẩu lạp xạp còn được gọi là lẩu thuyền chài, một món ăn đặc sản của Quảng Ninh. Cá lạp xạp là mớ cá nhỏ vừa được ngư dân bắt lên bờ, đôi khi còn lẫn cả tôm, cua và các loại hải sản khác.

3. Sỏi mầm  

soi mam 2

“Sỏi mầm” là đặc sản nổi tiếng của vùng Phụng Hiệp, Hậu Giang, tên gọi của nó xuất phát từ cách chế biến món ăn. Người ta nung nóng sỏi, sau đó dùng chúng để nướng thịt lợn rừng đã được thái mỏng và ướp gia vị. Thịt sau khi nướng sẽ được ăn kèm với rau sống, chấm mắm chanh ớt chua ngọt.

4. Tung lò mò

tung lo mo

Tung lò mò hay lạp xưởng bò là một trong những đặc sản vô cùng đặc biệt của người chăm sinh sống tại Châu Đốc – An Giang.

Thực chất tên gọi tung lò mò bắt nguồn từ cái tên “tung laomaow” được người việt đọc chệch mà ra, theo tiếng chăm thì “tung” có nghĩa là ruột, còn “laomaow” có nghĩa là con bò, dịch ra tiếng việt sẽ là lạp xưởng bò.

Đối với người chăm thì đây là món ăn mang đậm bản sắc dân tộc, đối với thực khách thì đây lại là món ăn vô cùng bổ dưỡng và lạ miệng. 

Để làm món ăn này, người ta dùng thịt bò trộn với mỡ được băm nhuyễn và các gia vị khác như tiêu, hoa hồi, cơm nguội lên men, tiêu… Hỗn hợp này sau đó được nhồi vào bên trong ruột bò. Lạp xưởng sau khi được phơi 3 nắng là có thể thưởng thức.

5. Kẹo cu đơ 

keocudo

Kẹo cu đơ có hình tròn như mặt trăng đêm rằm, nhìn bề ngoài thô ráp và sần sùi nhưng lại rất thơm, có vị đậm đà của mật mía, thơm cay cay của gừng tươi, cài giòn tan của lạc và bánh tráng vừng. Miếng bánh vừa dai, vừa ngọt, vừa thơm lại vừa cay…ăn rất “lạ miệng”.

Nguồn gốc cái tên “cu đơ” cũng xuất phát lâu lắm rồi, người ta kể rằng Cu đơ xuất phát đầu tiên ở vùng Hương Sơn- Hà Tĩnh từ thời Pháp thuộc. Kẹo do ông Cu Hai (cu là cách gọi người con trai đầu lòng- một cách gọi tên của người Hà Tĩnh) sáng chế ra để bán cho bà con trong làng. Nhưng khí lính Pháp đến quán ông ăn được thưởng thức quà lạ này nên đã đặt tên cho dễ nhớ, bởi thế kẹo Cu Hai thành Cu Đơ (trong tiếng Pháp Duex- Đơ là hai). Ban đầu ông Cu Hai nấu kẹo bằng mật mía, lạc và gừng nhưng nấu xong đổ ra lá chuối, mỗi lần ăn phải dùng tay bóc ra, mãi về sau mới sáng chế ra thay lá chuối bằng bánh tráng vừng khô. Kẹo cu đơ người dân thường ăn khi uống nước chè xanh.

6. Thắng Cố

thangco

Thắng cố là đặc sản của người Mông với nguyên liệu chính là nội tạng (tim, gan, tiết, lòng…) của loài ngựa kết hợp cùng nhiều loại gia vị như cây thắng cố, quế chi, sả, thảo quả, lá chanh, gừng…

7. Lợn cắp nách

loncapnach2 246cf68d3b10c97018696d96d4ee67f9

Lợn cắp nách hay lợn Mường Sa Pa, lợn lửng, lợn còi, lợn ri, là giống lợn được lai giữa lợn rừng và lợn Mường được nuôi nhiều ở Lai Châu. Giống lợn này có ngoại hình nhỏ, chỉ nặng chừng 10 – 15kg nên thường được người dân vùng cao “cắp vào nách” mang đi bán. Lợn cắp nách thường được chế biến thành nhiều món khác nhau như quay, nướng, hấp, giả cầy…

8. Pa pỉnh tộp

papinhtop

Đây là món cá nướng đặc biệt của người Thái ở Tây Bắc. Cá được xẻ đôi, sau đó ướp nhiều loại gia vị như mắc khén, gừng, sả, ớt tươi, hành tươi, rau mùi… Sau đó cá được nướng trên than củi đã hồng.

9. Cơm âm phủ

com am phu 1

Cơm âm phủ, là một trong những món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. Trước đây, món ăn này vẫn được lưu truyền với câu: “Muốn ăn cơm dĩa trữ tình/ Có quán Âm phủ ma rình phía sau”. Tuy có tên gọi kỳ bí nhưng món ăn này có hương vị thơm ngon vừa giản dị lại phảng phất phong cách cung đình khiến nhiều thực khách mê mẩn.

Tương truyền, món ăn độc đáo này bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa khi Đức vua cải trang làm thường dân đi thăm thú khắp nơi. Khi trời tối, ngài tá túc tại nhà một bà góa già. Do hoàn cảnh cơ hàn, khó khăn nên bà góa chỉ có thể dọn cho vua chén cơm trắng cùng một ít rau các loại xếp xung quanh.

Lúc này, vua đói và mệt nên đã ăn ngon lành hết sạch chén cơm. Khi về cung, ngài cứ lưu luyến mãi hương vị nên sai đầu bếp thêm các nguyên liệu chế biến lại. Về sau, món cơm được đặt tên là “cơm âm phủ”.

Bạn đã biết và thưởng thức được bao nhiêu món trong số này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *