Sử dụng mặt nạ được làm từ lá cấy vừa giúp trị mụn, mịn da và đặc biệt là vô cùng an toàn. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn cách trị mụn bằng lá cây từ những loại thảo dược được tìm thấy trong chính khu vườn của gia đình bạn.
1. Cách trị mụn bằng lá trầu

Tên thường gọi: Trầu không
Tên gọi khác: Trầu cay, trầu lương, thược tương, thổ lâu đằng
Tên nước ngoài: Betel pepper, vine pepper…
Tên khoa học: Piper betle L.
Trầu không là loại cây dây leo thân bám. Lá mọc so le, màu xanh thẫm, hình tim, góc đôi khi hơi lệch, đầu nhọn, hai mặt nhẵn. Mặt trên của lá màu sẫm bóng, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá có bẹ kéo dài.
Thành phần hóa học trong lá trầu
Lá trầu tươi chứa chủ yếu là nước (khoảng 80%-85%), protein, chất béo, carbohydrat, chất xơ, chất vô cơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B…
Thành phần quan trọng nhất trong lá trầu là đường và tinh dầu. Ngoài ra, còn có nhiều vitamin nhóm B (chủ yếu là axit nicotinic), axit ascorbic và caroten.
Trong lá trầu còn có piperbetol, methylpiperol.
Cách trị mụn bằng lá trầu
Bước 1: Rửa sạch,để ráo nước
Bước 2: Cho lá trầu vào xay chùng với một ít muối và nước
Bước 3: Lọc lấy nước để rửa mặt, rồi rửa lại bằng nước sạch (1 tuần từ 1-2 lần)

Với rất nhiều chất xơ, khoáng chất và đặc tính kháng khuẩn cao, lá trầu giúp giúp làm sạch các mụn đầu đen và mụn cám li ti trên da.
2. Cách trị mụn bằng rau má

Tên gốc: Rau má
Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urban, Hydrocotyle asiatica L.
Tên tiếng Anh: Gotu Kola, Indian pennywort, centelle
Rau má là loại cây thân thảo. Loại rau này có hình dạng giống như những đồng tiền tròn, xếp nối nhau. Do đó, nó còn có tên gọi khác là liên tiền thảo.
Thành phần hóa học cây rau má
Rau má có chứa các hợp chất như alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm,….
Trong 100g chiết xuất có chứa 88,2g nước; 3,2g đạm; 1,8g tinh bột; 4,5g cellulose; 3,7mg vitamin C; 0,15mg vitamin B1; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 3,1mg sắt; 1,3mg beta carotene…
Cách trị mụn bằng rau má
Bước 1: Rửa sạch, để ráo
Bước 2: xay nhuyễn với chút nước
Bước 3: Đắp hốn hợp nên mặt chừng 15-20 phút rồi rửa bằng nước sạch

Rau má có nhiều hoạt chất trị mụn và trị thâm mụn để lại. Ngoài ra, rau má cũng có nhiều chất xơ giúp dưỡng ẩm cho da
3. Cách trị mụn bằng rau diếp cá

Tên thường gọi: Diếp cá
Tên gọi khác: Lá giấp, rau giấp cá, ngư tinh thảo…
Tên nước ngoài: Fish mint, chameleon plant, houttuynia…
Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb.
Diếp cá là cây thảo, sống lâu năm, cao chừng 30–40cm. Thân rễ mọc ngầm dưới mặt đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, có lông hoặc ít lông.
Thành phần hóa học trong cây diếp cá.
Toàn cây diếp cá đều có chứa tinh dầu. Thành phần chủ yếu là nhóm aldehyd và các dẫn xuất ceton như methyl-n-nonyl ceton, l-decanal… và 3-oxododecanal có tác dụng kháng khuẩn.
Ngoài ra, còn có axit caprinic, benzamid, axit hecadecanoic, axit palmitic, axit linoleic, axit oleic,…
Cách trị mụn bằng rau diếp cá
Bước 1: Rửa sạch, để ráo
Bước 2: Xay nhuyễn thêm chút nước
Bước 3: Trộn cùng mật ong làm mặt nạ để đắp (1 tuần từ 1-2 lần)

Cây diếp cá giúp thanh nhiệt, giải độc và sát trùng rất tốt. Lớp tinh dầu của cây diếp cá vô cùng có lợi cho sức khỏe.
Trên đây là cách trị mụn bằng lá cây vừa an toàn, vừa có lợi cho sức khỏe. Chúc các bạn thành công !