Vệ sinh điều hòa là việc làm cần thiết bởi sau một thời gian sử dụng thì điều hòa rất dễ bị bám bụi dẫn đến hiệu năng sử dụng không cao. Cùng tham khảo qua cách vệ sinh điều hòa tại nhà dưới đây
Tại sao phải vệ sinh điều hòa theo định kì
Sau khoảng 3-4 tháng sử dụng, máy điều hòa có thể bị bám bụi ở dàn nóng và dàn lạnh dẫn đến hiệu năng làm việc không cao, khi chạy thì phát ra tiếng ồn khó chịu và đặc biệt là giảm tuổi thọ của điều hòa.
Chu kỳ vệ sinh điều hòa
Số lần vệ sinh điều hòa định kỳ sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng của điều hòa
- Đối với hộ gia đình: máy lạnh nên được vệ sinh sau mỗi 3 – 4 tháng (nếu mở và sử dụng hằng ngày) hoặc vệ sinh 6 tháng một lần (nếu chỉ sử dụng 3 – 4 ngày trong tuần, mỗi ngày mở trung bình 5 – 7 tiếng).
- Đối với công ty và nhà hàng: nên vệ sinh máy lạnh sau khoảng 2 – 3 tháng sử dụng tùy vào môi trường có bụi bẩn ít hay nhiều. Tuy nhiên, khi muốn làm sạch máy lạnh tại công ty, văn phòng hay nhà hàng, bạn nên gọi dịch vụ vệ sinh máy lạnh thì sẽ hiệu quả hơn.
- Đối với các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất: nên kiểm tra và vệ sinh máy lạnh hàng tháng vì máy dường như hoạt động liên tục với tần suất cao.
Dụng cụ chuẩn bị để vệ sinh điều hòa
Trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa tại nhà, bạn nên chuẩn bị những vật dụng sau:
- Chai xịt vệ sinh máy lạnh (có thể dùng bình nước tưới cây)
- Túi vệ sinh điều hòa
- Đồng hồ đo gas
- Cọ, khăn lau
Các bước vệ sinh điều hòa
Bước 1: Ngắt điện điều hòa
Trước khi bắt đầu kiểm tra và vệ sinh điều hòa, bạn cần ngắt hết nguồn điện kết nối với máy để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
Đầu tiên, bạn tháo quạt đảo gió. Sau đó, mở lắp máy lạnh để lấy tấm lọc bụi ra. Kiểm tra xem có côn trùng hoặc đinh tán bên trong không, nếu có thì hãy lấy nó ra để điều hòa hoạt động được tốt hơn
Dùng túi vệ sinh máy lạnh bọc toàn bộ thân máy, tránh để nước văng ra sàn nhà. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng vòi xịt hoặc chai xịt vệ sinh máy lạnh để làm sạch các chi tiết trên dàn lạnh như cánh quạt lồng sốc, bộ lọc không khí và các bộ phận khác.
Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
Bạn chỉ cần tháo vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng, sau đó xịt rửa phần vỏ bảo vệ này. Bạn lưu ý không nên xịt nước trực tiếp vào các bo mạch dễ dẫn đến hư hỏng cho máy lạnh. Sau khi hoàn tất, dùng khăn khô lau lại toàn bộ dàn nóng đến khi không còn đọng nước chánh gây tình trạng ẩm ướt.
Bước 4: Kiểm tra gas máy lạnh
Bạn có thể sử dụng đồng hồ đo gas để kiểm tra gas lạnh định kỳ xem ống dẫn có bị rò rỉ gas hoặc máy lạnh có sắp hết gas hay không. Nếu có, bạn có thể tự nạp gas tại nhà hoặc liên hệ dịch vụ tại các cửa hàng chính hãng để đảm bảo chất lượng gas đạt yêu cầu
Bước 5: Lắp lại các bộ phận vào máy lạnh
Sau khi làm sạch và lau khô thì ta sẽ tiến lắp lại các bộ phần của điều hòa
- Đối với dàn lạnh: sau khi vệ sinh tấm lọc bụi và các chi tiết bên trong dàn lạnh, bạn lắp các tấm lọc bụi vào vị trí cũ (tránh làm rách lưới lọc), sau đó lắp quạt đảo gió và đậy nắp máy lạnh theo chiều từ trên xuống dưới.
- Đối với dàn nóng: sau khi lau khô các bộ phận trên dàn nóng, bạn tiến hành lắp lại vỏ bảo vệ ở mặt trước sao cho các ngạnh trùng khớp với nhau là được.
Bước 6: Kiểm tra và vận hành máy lạnh
Cắm điện để máy lạnh vận hành. Nếu như máy chạy êm và không phát ra tiếng kêu khó chịu tức là bạn đã hoàn tất quá trình kiểm tra và vệ sinh máy lạnh của mình
Những lưu ý khí vệ sinh điều hòa tại nhà
Trước khi tiến hành kiểm tra và vệ sinh máy lạnh, các bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
- Khi vệ sinh máy lạnh, tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bo mạch (nằm ở phía trên máy nén) vì có thể xảy ra hiện tượng chập, cháy.
- Không nên để dàn lạnh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời dẫn đến hư hỏng bo mạch
- Để hạn chế tình trạng quá nhiệt làm hỏng dây, bạn cũng nên lưu ý kiểm tra tình trạng đường ống và van xem có bị rò rỉ hay không
Chúc các bạn thành công !