Công cụ tính nồng độ cồn trong máu và thời gian hết

Tính nồng độ cồn trong máu
Giới tính
Cân nặng
Cân nặng
(kg)
Độ rượu
Độ rượu
(% hoặc độ)
Thể tích
Thể tích
(ml)

Điền đầy đủ thông tin yêu cầu để xem kết quả

Hiện nay, nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do nguyên nhân chủ yếu là người điều khiển phương tiện giao thông uống quá nhiều bia rượu, không hoàn toàn tỉnh táo và làm chủ được tay lái. Nhằm mục đích giảm thiểu các vụ tai nạn, pháp luật đã có những quy định của về mức phạt nồng độ cồn.

Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là chỉ số đo hàm lượng cồn có trong thức uống có cồn (bia, rượu). Độ cồn này sẽ được tính theo số millilit etanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20 °C.

Khi sử dụng các chất có cồn như rượu, bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp tụ ethanol vào máu đi khắp cơ thể, trong đó có cả phổi, đây là cơ sở để bên cảnh sát giao thông tiến hành đo nồng độ cồn thông qua hơi thở.

Cách đo nồng độ cồn trong máu

Để đo nồng độ còn trong máu chính xác thì cần làm các xét nghiệm y tế cụ thể. Tuy nhiên, một con người khi uống rượu, có thể ước lượng một cách tương đối nồng độ cồn trong máu.

Cách tính này được nhà khoa học người Thụy Điển Eric P. Widmark đề xuất từ năm 1932, nhưng chỉ có tính chất tham khảo, công thức không cho ra con số chính xác nồng độ cồn trong máu.

Theo đó, muốn tính nồng độ cồn trong máu thì cần thực hiện 2 phép tính. Đầu tiên ta phải tính lượng rượu nguyên chất trong cơ thể theo công thức:

A = 0,79V.c:100

Trong đó V là thể tích rượu, c là nồng độ cồn.

Ví dụ, bạn uống 3 lon bia có thể tích khoảng 990ml với nồng độ cồn 5%. Như vậy lượng rượu nguyên chất trong cơ thể sẽ là: A = 0.79x990x5:100 = 39.105g

Tiếp theo chúng ta tính nồng độ cồn trong máu theo công thức sau:

M = 1,056A:(10W.r)

A: là lượng rượu nguyên chất

W: là cân nặng

r: là hằng số hấp thụ rượu (nam là 0.7, nữ là 0.6)

Ví dụ, một người đàn ông nặng 64kg, uống hết một chai vang 750mL có nồng độ cồn là 12%, thì khả năng nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu?

Cách tính được thực hiện qua hai bước.

Bước 1: Tính khối lượng rượi nguyên chất có trong chai vang theo công thức A = 0,79V.c:100 = 0,79x750x12:100 = 71g.

Bước 2: Sử dụng công thức Nồng độ cồn trong máu M = 1,056A:(10W.r)

để tính nồng độ cồn trong máu M = 1,056A:(10W.r) = 1,056×71:(10x64x0,7) = 0,167g/100ml

Thời gian để hết nồng độ cồn trong máu

Trung bình, mỗi giờ cơ thể loại bỏ 0,015g cồn trong 100mL máu. Do đó, để tính thời gian đến khi nồng độ cồn trong máu bằng 0 ta có công thức sau:

T = M:0.015

T: là thời gian hết nồng độ cồn

M: là nồng độ cồn trong máu

Ví dụ với nồng độ cồn 0,167g/100ml như trên thì sẽ cần thời gian là 0,167:0.015 = 11,2h để nồng độ cồn trong máu = 0

do nong do con 1 e1627651093658

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe hiện nay như sau:

Nồng độ cồnXe ô tôXe máyXe đạpMáy kéo, xe máy chuyên dùng
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)
Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7)

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)
Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8)- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7)

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)
Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7)

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7)

Những con số ước tính trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất bạn hãy tuân thủ quy định của luật pháp, đã uống bia, rượu thì không lái xe để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc nhé!

Chúc các bạn thượng lộ bình an!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *