Cách phân biệt và sử dụng hàm SUM, SUMIF, SUMIFS, DSUM trong Excel

Khi cần tính tổng, có lẽ hàm đầu tiên bạn nghĩ tới là SUM. Tuy nhiên khi nhập công thức =SUM trong một ô trong Excel, bạn sẽ nhận được nhiều gợi ý với công thức SUM. Trong bài viết này, Vườn Tài Nguyên sẽ giúp bạn phân biệt cách dùng 4 hàm tính tổng thông dụng nhất là SUM, SUMIF, SUMIFS và DSUM.

1. Hàm SUM

Hàm SUM có chức năng tính tổng nhiều ô riêng lẻ, tính tổng trong một phạm vi hoặc thậm chí nhiều phạm vi trong một lần.

Cú pháp hàm: =SUM(number1,[number2],…)

Trong đó:

  • number1: đối số bắt buộc, là số đầu tiên bạn muốn thêm vào.
  • number2, number3……, number n: đối số tùy chọn, là số thứ 2 đến thứ n mà bạn muốn cộng.

Ví dụ để tính tổng tiền hàng trong bảng dữ liệu của hình dưới ta có công thức như sau:

=SUM(G5:G22) được kết quả 233.000.000

SUM 1

2. Hàm SUMIF

Hàm SUMIF thực hiện tính tổng dựa trên một điều kiện.

Cú pháp hàm: =SUMIF(range; criteria;[sum_range])

Trong đó:

  • Range: Là vùng được chọn có chứa các ô điều kiện
  • Criteria: Là điều kiện để thực hiện hàm này
  • Sum_range: Vùng cần tính tổng

Ví dụ cần tính tổng tiền hàng của các mặt hàng Điều hòa (mã hàng DH) ta có công thức như sau:

=SUMIF(B5:B22,B5,G5:G22) được kết quả 117.000.000

sumif 1

3. Hàm SUMIFS

Hàm SUMIFS tính tổng dựa trên nhiều điều kiện, khác với hàm SUMIF ở trên chỉ có thể tính tổng dựa trên 1 điều kiện. Bạn cũng có thể sử dụng hàm này với chỉ một điều kiện.

Cú pháp hàm: =SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1, [criteria_range2, criteria2], …)

Trong đó:

  • Sum_range: đối số bắt buộc, là vùng cần tính tổng.
  • Criteria_range1: đối sốt bắt buộc, là vùng chứa các ô điều kiện thứ 1.
  • Criteria: đối số bắt buộc, là điều kiện thứ 1.
  • Criteria_range2…: đối số tùy chọn, là vùng chứa các ô điều kiện thứ 2 trở đi.
  • Criteria…: đối số tùy chọn, là điều kiện thứ 2 trở đi.

Ví dụ để tính tổng tiền hàng của các mặt hàng Radio (mã hàng RD) và có số lượng lớn hơn 2 ta có công thức như sau:

=SUMIFS(G5:G22,B5:B22,B6,E5:E22,”>2″) được kết quả 5.200.000

sumifs

4. Hàm DSUM

Hàm DSUM là hàm tính tổng của một trường hoặc 1 cột để thỏa mãn điều kiện đưa ra.

Cú pháp hàm: =DSUM(database;field;criteria)

Trong đó:

  • Database là cơ sở dữ liệu được tạo từ 1 phạm vi ô. Danh sách dữ liệu này sẽ chứa các dữ liệu là các trường, gồm trường để kiểm tra điều kiện và trường để tính tổng. Danh sách chứa hàng đầu tiên là tiêu đề cột.
  • Field chỉ rõ tên cột dùng để tính tổng các số liệu. Có thể nhập tên tiêu đề cột trong dấu ngoặc kép hoặc là một số thể hiện vị trí cột trong danh sách không trong dấu ngoặc kép (ví dụ số 1 là cột đầu tiên, số 2 là cột thứ 2… trong database) hoặc tham chiếu đến tiêu đề cột mà các bạn muốn tính tổng.
  • Criteria là phạm vi ô có chứa điều kiện mà các bạn muốn hàm DSUM kiểm tra.

Ví dụ để tính tổng tiền hàng của các mặt hàng Điều hòa (mã hàng DH) và Bếp điện (mã hàng BD), ta có thể sử dụng hàm DSUM thay vì 2 lần hàm SUMIF như sau:

=DSUM(A1:G19,G1,J7:J9)

dsum 1

Như vậy, bài viết trên đã phân biệt sự khác nhau và cách sử dụng của 4 hàm tính tổng: SUM, SUMIF, SUMIFS và DSUM.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *