Hành tây là loại thực phẩm quen thuộc và có trong gian bếp của bất cứ gia đình Việt nào. Không chỉ làm tăng hương vị cho các món xào, súp… mà dinh dưỡng trong hành tây cũng rất có lợi cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu nhé !
Hành tây là gì?
Hành tây là một loại thực vật thuộc họ Hành, có nguồn gốc từ Trung Á được truyền qua bên châu Âu rồi tới Việt Nam. Hành tây có chứa rất ít calorie và giàu vitamin C. Ngoài ra, Hành tây cũng rất giàu Kali, Selen và Quercetin. Nó chứa rất nhiều các hoạt chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa vô cùng độc đáo.
Thành phần dinh dưỡng trong một củ hành tây

Hành tây chứa ít calo (40 calo/ 100gram), 89% nước, 9% tinh bột và 1,7% chất xơ, cùng một lượng rất nhỏ protein và chất béo.
Hành tây cung cấp một lượng các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, bao gồm:
Lượng | %DV | |
Vitamin A | 0 µg | ~ |
Vitamin C | 7.4 mg | 8% |
Vitamin D | 0 µg | ~ |
Vitamin E | 0.02 mg | 0% |
Vitamin K | 0.4 µg | 0% |
Vitamin B1 (Thiamine) | 0.05 mg | 4% |
Vitamin B2 (Riboflavin) | 0.03 mg | 2% |
Vitamin B3 (Niacin) | 0.12 mg | 1% |
Vitamin B5 (Axit panthothenic) | 0.12 mg | 2% |
Vitamin B6 (Pyridoxine) | 0.12 mg | 9% |
Vitamin B12 | 0 µg | ~ |
Folate | 19 µg | 5% |
Choline | 6.1 mg | 1% |
Lượng | %DV | |
Canxi | 23 mg | 2% |
Sắt | 0.21 mg | 3% |
Magie | 10 mg | 3% |
Phốt pho | 29 mg | 4% |
Kalo | 146 mg | 3% |
Natri | 4 mg | 0% |
Kẽm | 0.17 mg | 2% |
Đồng | 0.04 mg | 4% |
Mangan | 0.13 mg | 6% |
Selen | 0.5 µg | 1% |
Hành tây là một loại thực vật có hàm lượng dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khỏe
1. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hành tây giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm bớt các nguy cơ gây nguy hại cho tim như:
- Làm giảm huyết áp cao
- Làm giảm cholesterol tổng thể và cholesterol LDL xấu
- Làm giảm cholesterol triglycerides trung tính đáng kể
2. Giảm cảm, chữa viêm họng
Khi bị ho, dùng hành tây thái thành lát mỏng, ướp với 1 thìa đường trong vòng 40-60 phút. Sau đó đem xay hoặt giã lấy nước cốt, uống 2-3 lần/ngày.Giúp làm ấm vòm họng và đánh bật cơn ho nhanh chóng.

Hành tây cắt nhỏ cho vào nấu chín, dùng trong lúc còn nóng hoặc cho vào cháo ăn, giúp toát mồ hôi và giải nhiệt nhanh. Ngoài ra, khi bị cảm lạnh, cắt vài lát hành tây bỏ vào trà rồi uống làm ấm cơ thể cũng vô cùng hiệu quả.
3. Tăng cường hệ miễn dịch
Hành tây có chứa phytochemical nên có khả năng kích thích tăng cường vitamin C trong cơ thể. Nhờ đó mà hệ thống miễn dịch sẽ được tăng cường và có khả năng chống lại các độc tố gây bệnh.Ngoài ra, hành tây còn chứa kẽm, vitamin C, quercetin, flavonoidgiúp giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh.
4. Ngăn ngừa ung thư
Trong hành tây có selen là chất chống oxy hóa tốt. Uống nước hành tây thường có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể và ức chế tế bào ung thư phát triển.
5. Tốt cho hệ tiêu hóa
Do có nhiều chất xơ và prebiotics, giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng như cải thiện sự cân bằng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột và nâng cao sức khỏe của hệ miễn dịch.
Prebiotics được xem là chất xơ khó tiêu hóa và là nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Khi đó, chúng sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (gồm axetat, butyrate và propionate), giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, đồng thời giảm viêm và cải thiện hoạt động tiêu hóa.
Không những thế, hành tây còn giàu luôn cả prebiotics inulin và fructooligosaccharides, góp phần làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Một vài lưu ý khi sử dụng hành tây:
Hành tây là một thực phẩm có lợi nhưng cũng cần chú ý một vài điểm như sau:
Không sử dụng hành tây với các thực phẩm sau:
- Rong biển: Rong biển chứa nhiều Canxi, Iot nên khi ăn chung sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận.
- Cá: Cá chứa nhiều dưỡng chất, rất giàu protein nên khi ăn chung với hành tây, chất có trong hành tây làm cho protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, làm giảm lượng protein hấp thụ gây đầy bụng, khó tiêu.
- Mật ong: Ăn chung mật ong và hành tây trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đên thị lực, vì vậy tốt hơn hết là nên tránh dùng chúng chung với nhau
- Tôm: Khi ăn sẽ tạo ra Canxi-Oxalate, tích tụ lâu dài sẽ gây sỏi thận. Do đó, bạn nên chú ý không nấu chung tôm với hành tây.
Không nên sử dụng chung hành tây với các loại cá tôm
Một vài trường hợp sau đây không nên ăn hành tây:
- Người bị huyết áp thấp: Hành tây có tính lạnh, giúp hạ huyết áp nên những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng
- Không dùng cho người bị trào ngược axit (GERD): Trào ngược axit thường gây ra ợ chua, nóng rát ở ngực. Hành tây sẽ làm tỷ lệ ợ chua của bạn tăng cao và vì thế không sử dụng hành tây trong thực đơn của những người bị GERD.
- Người bị đau dạ dày: Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng, gây khó chịu cho cơ thể

Cách bảo quản hành tây sao cho hiệu quả
Cụ thể:
- Với hành tây đã lột vỏ: Nên bảo quản trong hộp thực phẩm kín, đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 độ C để tránh nhiễm khuẩn. Thời gian bảo quản có thể từ 10 – 14 ngày.
- Với hành tây đã cắt, thái lựu: Nên bảo quản trong màng bọc thực phẩm, đặt vào ngăn mát tủ lạnh thời gian sử dụng có thể lên đến 10 ngày, hoặc ngăn đá tủ lạnh với thời gian sử dụng 3 – 6 tháng.
- Với hành tây nấu chín: Nên bảo quản trong hộp thực phẩm kín, đặt vào ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng từ 3 – 5 ngày.
- Với hành tây ngâm chua: Nên bảo quản trong lọ hoặc hộp thủy tinh, đặt vào ngăn mát tủ lạnh với thời gian sử dụng có thể lên đến 6 tháng.
Trên đây là một vài lưu ý giúp các bạn sử dụng hành tây sao cho có lợi cho sức khỏe và biến nó thành thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình.