Làm cách nào để có thể đối thoại với những người bạn không thân? Đây là một trong những câu hỏi không ít người muốn giải đáp.
Tốt nhất bạn nên trang bị một ít kỹ năng cần thiết cho một số tình huống cụ thể. Điều đó không chỉ giúp bạn trở nên dễ gần gũi, giúp bạn xây dựng những mối quan hệ bè bạn trong tương lai mà còn trong cả những mối quan hệ xã hội giúp ích cho sự nghiệp của mình.
1. Đặt những câu hỏi mở
Nếu chỉ đặt ra những câu hỏi đóng “có” hoặc “không” thì chẳng có gì bất ngờ về câu trả lời bạn nhận được. Do vậy, nếu muốn mở đầu câu chuyện thật thú vị và duy trì được cuộc đàm thoại thì hãy sử dụng câu hỏi dạng mở. Bằng cách này, bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hơn và phần nào đoán được cách suy nghĩ của người đối diện.
Chẳng hạn, “anh thấy trò này thế nào? Tôi thấy nó rất thú vị đấy!”.
2. Đặt những câu hỏi giả định
Đây là cách khởi đầu câu chuyện rất tuyệt vời nhưng cố gắng gắn nó vào một tình huống cụ thể để tránh câu hỏi quá ngẫu nhiên. Chẳng hạn, “tôi thấy bộ phim này có vẻ viễn tưởng quá, cơ mà, sẽ thế nào nếu một ngày Mặt Trời biến mất nhỉ?”
3. Hỏi về sở thích
Mọi người ai cũng thích nói về những thứ quan trọng với họ. Nếu biết đối phương là người thích đi du lịch, nuôi thú hoặc rất thích trẻ con thì hãy bắt chuyện bằng các chủ đề này. Chắc chắn, bạn sẽ được đối phương dành cả tiếng đồng hồ để bàn luận đấy.
4. Yêu cầu lời khuyên
Việc xin đối phương lời khuyên hoặc gợi ý về cách ăn mặc, mỹ phẩm, chọn đồ điện tử…. là cách bắt chuyện rất lý tưởng. Chẳng hạn, “chiếc váy này của bạn đẹp quá , bạn mua ở đâu vậy?” hoặc “bạn có nước da rất đẹp, bạn có thể cho tôi biết bí quyết của bạn được không?”….
5. Đặt câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực đối phương biết
Tuy nhiên, hãy đặt những câu hỏi dễ trả lời.
Chẳng hạn, nếu biết đối phương là một nhân viên kinh doanh thì bạn có thể hỏi họ về chiến lược kinh doanh những lưu ý khi kinh doanh, … nhưng tránh đưa ra những yêu cầu quá “cao siêu” nhé. Bạn đang cố bắt chuyện với họ nên hãy lựa chọn cách nhẹ nhàng để cả hai đều cảm thấy thoải mái và tự tin về câu trả lời.
6. Không nói những câu chuyện ” Phiếm “
” bạn ăn cơm chưa “, ” bạn đang làm gì vậy “. đó là cách mở đầu câu chuyện cực kì nhạt nhẽo. Tốt nhất là hãy tránh mấy câu hỏi rập khuôn này nhé.
Đối với những người bạn chưa biết nhiều, chẳng hạn như người lạ thì việc bắt đầu bằng các chủ đề như ẩm thực, âm nhạc, thể thao… với một vài câu hỏi như “bạn thấy món ăn này nếu cho thêm muối sẽ như thế nào?”, “bạn thấy bộ phim kinh dị này có ấn tượng không?” hoặc “bài hát này tôi thấy rất ý nghĩa, còn bạn?”…..
7. Nói chuyện về những vấn đề xung quanh
Bất kể đang ở đâu thì xung quanh vẫn có rất nhiều thứ bạn có thể chọn làm chủ đề để mở đầu câu chuyện với một người lạ. Chẳng hạn, nếu đang chờ xe bus, bạn có thể bắt chuyện bằng những câu đại loại như “xe bus nay có vẻ lâu hơn ngày thường bạn nhỉ?” hoặc “bạn xuống ở bến nào, có khi tôi cùng đường với bạn”….
8. Hỏi những thứ mới của họ
Nếu biết một chút về cuộc sống, công việc của một người hoặc biết họ là người có uy tín, nổi tiếng, bạn có thể hỏi họ những câu như: ” ô hello A nói là cậu mới mở nhà hàng, quán làm ăn tốt chứ “
9. Hỏi ý kiến đối phương
Đối với những người bạn chưa biết nhiều, chẳng hạn như người lạ thì việc bắt đầu bằng các chủ đề như ẩm thực, âm nhạc, thể thao… với một vài câu hỏi như “bạn thấy món ăn này nếu cho thêm muối sẽ như thế nào?”, “bạn thấy bộ phim kinh dị này có ấn tượng không?” hoặc “bài hát này tôi thấy rất ý nghĩa, còn bạn?”…..
Tuy nhiên, đừng đặt ra các câu hỏi liên quan đến chính trị và tôn giáo trừ khi bạn hiểu rõ về họ.
Hãy đọc hết và hoàn thiện tốt bản thân nhé!!!!