Trắc nghiệm vật lí chủ đề sóng ánh sáng – Đề số 1

Trắc nghiệm vật lí chủ đề sóng ánh sáng được lập ra bởi Vườn Tài Nguyên không chỉ giúp các bạn học sinh nâng cao kiến thức môn vật lý mà nhóm cũng hi vọng bài trắc nghiệm sẽ được các bạn áp dụng đi vào thực tế để hiểu sâu hơn và nắm bắt chắc hơn các hiện tượng vật lý đang xảy ra xung quanh chúng ta.

Bộ đề trắc nghiệm vật lí chủ đề sóng ánh sáng bao gồm các bài tập và câu hỏi lý thuyết hay xuất hiện trong các đề thi đại học qua các năm. Các bạn hãy lấy đó làm mục tiêu ôn luyện và từ đó tự có thể đánh giá được năng lực của bản thân.

Mỗi bài thi gồm 20 câu với thời gian làm bài 30 phút, hãy cố gắng hoàn thành và đạt được kết quả cao nhất nhé!

anh sang

Câu 1: Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu:

Câu 2: Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có

Câu 3: Bước sóng của ánh sáng màu vàng trong không khí là λ=0,6µm, trong thủy tinh(n=1,5) sóng ánh sáng này có bước sóng là

Câu 4: Một lăng kính có góc chiết quang A= 5 độ , chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ n đ = 1,64 và đối với tia tím là n t = 1,68.  Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới rất nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia tím ra khỏi lăng kính là

Câu 5: Ánh sáng lam có bước sóng trong chân không và trong nước lần lượt là 0,4861 μm và 0,3635 μm. Chiết suất tuyệt đối của nước đối với ánh sáng lam là

Câu 6: Ánh sáng đỏ có bước sóng trong chân không là 0,6563 μm, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,3311. Trong nước ánh sáng đỏ có bước sóng

Câu 7: Ánh sáng vàng có bước sóng trong chân không là 0,5893 μm. Tần số của ánh sáng vàng là

Câu 8: Một bức xạ đơn sắc có tần số f = 4,4.10 14 Hz khi truyền trong nước có bước sóng 0,5 µm thì chiết suất của nước đối với bức xạ trên là:

Câu 9: Cho 4 tia có bước sóng như sau qua cùng một lăng kính, tia nào lệch nhiều nhất so với phương truyền ban đầu:

Câu 10: Một lăng kính có góc chiết quang A = 8 độ . Tính góc lệch của tia tím biết chiết suất của lăng kính đối với tia tím là 1,68 và góc tới i nhỏ.

Câu 11: Tính góc lệch của tia đỏ qua lăng kính trên biết chiết suất cảu lăng kính có góc chiết quang A = 8 độ đối với tia đỏ là n = 1,61 và góc tới i nhỏ.

Câu 12: Một lăng kính có góc chiết quang A = 6 độ (xem là góc nhỏ). Chiếu một tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính với góc tới nhỏ. Lăng kính có chiết suất đối với ánh sáng đỏ là 1,5; đối với ánh sáng tím là 1,56. Góc hợp bởi tia ló màu đỏ và tia ló màu tím là

Câu 13: Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 6 độ theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là n đ = 1,50, đối với tia tím là n t = 1,54. Lấy 1’ = 3.10 –4 rad. Trên màn đặt song song và cách mặt phân giác trên một đoạn 2 m, ta thu được giải màu rộng

Câu 14: Chiết suất của môi trường là n = 1,65 khi ánh sáng chiếu vào có bước sóng 0,5 μm. Vận tốc truyền và tần số của sóng ánh sáng đó là

Câu 15: Chiếu 1 tia sáng vàng vào mặt bên của 1 lăng kính có góc chiết quang A = 9 độ (coi là góc nhỏ) dưới góc tới nhỏ. Vận tốc của tia vàng trong lăng kính là 1,98.10 8 m/s. Lấy 1’ = 3.10 - 4 rad. Góc lệch của tia ló:

Câu 16: Một lăng kính có góc chiết quang A = 6 độ , chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là n đ = 1,6444 và đối với tia tím là n t = 1,6852, Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu tím:

Câu 17: Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 6 độ theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là n đ = 1,50, đối với tia tím là n t =1,54. Lấy 1’ = 3.10 -4 rad. Trên màn đặt song song và cách mặt phân giác trên 1 đoạn 2m, ta thu được giải màu rộng:

Câu 18: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 4 độ , đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một chùm tia sáng song song, hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính xấp xỉ bằng

Câu 19: Một lăng kính có góc chiết quang A = 6 độ (coi là góc nhỏ) được đặt trong không khí. Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, rất gần cạnh của lăng kính. Đặt một màn E sau lăng kính, vuông góc với phương của chùm tia tới và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1,2 m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là n đ = 1,642 và đối với ánh sáng tím là n t = 1,685. Độ rộng từ màu đỏ đến màu tím của quang phổ liên tục quan sát được trên màn là

Câu 20: Một lăng kính có góc chiết quang A = 6 độ (coi là góc nhỏ) được đặt trong không khí. Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, rất gần cạnh của lăng kính. Đặt một màn E sau lăng kính, vuông góc với phương của chùm tia tới và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1,2 m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là n đ = 1,642 và đối với ánh sáng tím là n t = 1,685. Độ rộng từ màu đỏ đến màu tím của quang phổ liên tục quan sát được trên màn là

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *