Trắc nghiệm Vật lí 12 chiếm tới 80% trong đề thi THPT Quốc gia và chủ đề sóng ánh sáng góp một phần không nhỏ trong con số đó. Bài thi trắc nghiệm Vật lí 12 – Chủ đề sóng ánh sáng giúp các bạn ôn luyện và hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Bộ đề thi do Vườn Tài Nguyên soạn ra bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập hay xuất hiện trong các đề thi đại học, cao đẳng ngày trước hay THPT Quốc gia bây giờ. Mang đến cho các bạn học sinh cái nhìn tổng quan nhất về đề thi qua đó tự đánh giá năng lực của bản thân để có những thay đổi phù hợp nhất.
Bồ đề thi trắc nghiệm Vật lí 12 – Chủ đề sóng ánh sáng gồm 5 đề với 20 câu hỏi cho một đề thi cung thời gian làm bài là 30 phút cho mỗi đề mong rằng sẽ không làm khó các bạn học sinh. Hãy hoàn thành nó với kết quả cao nhất nhé !
Bồ đề thi trắc nghiệm Vật lí 12 – Chủ đề sóng ánh sáng
1. Trắc nghiệm Vật lí 12 – Chủ đề sóng ánh sáng: Đề số 1
2. Trắc nghiệm Vật lí 12 – Chủ đề sóng ánh sáng: Đề số 2
3. Trắc nghiệm Vật lí 12 – Chủ đề sóng ánh sáng: Đề số 3
4. Trắc nghiệm Vật lí 12 – Chủ đề sóng ánh sáng: Đề số 4
5. Trắc nghiệm Vật lí 12 – Chủ đề sóng ánh sáng: Đề số 5
Đôi nét về chủ đề sóng ánh sáng
Sóng ánh sáng là gì ?
Sóng là một loại dao động lan truyền trong môi trường
Sóng ánh sáng là sóng điên từ, loại dao động chúng ta thường được tiếp cận và có ảnh hưởng đến đời sống con người.
Những đặc điểm nổi bật của sóng ánh sáng
Tán sắc ánh sáng
Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc. Khi đi qua lăng kính, ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc. Mỗi một ánh sáng đơn sắc lại có một màu đơn sắc. Màu đơn sắc trong các môi trường khác nhau thì đều có bước sóng xác định.

Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau với màu biên thiên liên tục trên một dải màu gồm: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng Mặt Trời cũng là một luồng ánh sáng trắng và hiện tượng cầu vòng xuất hiện sau cơn mưa cũng chính là hệ quả của hiện tượng tán săc ánh sáng.
Nhiễu xạ ánh sáng – giao thoa ánh sáng
Nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng truyền sai lệch với sự truyền thẳng của ánh sáng khi đi qua lỗ nhỏ hoặc gặp vật cản. Đây cũng là minh chứng cho việc sóng ánh sáng có tính chất sóng.
Hiện tượng giao thoa ánh sáng là sự kết hợp của hai chùm phát ra ánh sáng có cùng tần số và độ lệch pha là không đổi theo thời gian.

Khi hai chùm ánh sáng kết hợp chúng sẽ giao thoa và tạo nên những vùng vân sáng tối:
- Những chỗ hai sóng gặp nhau cùng pha thì chúng tăng cường lẫn nhau và tạo thành vân sáng
- Những chỗ hai sóng gặp nhau ngược pha thì chúng triệt tiêu và tạo thành vân tối.
Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.
Quang phổ
Máy quang phổ là dụng cụ phân tích chùm sáng nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau. Dùng đề nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn phát ra.

Bộ phận chính của máy quang phổ bao gồm:
- Ống chuẩn trực: Bộ phận tạo ra chùm sáng song song
- Buồng ảnh dùng để quan sát hay chụp ảnh quang phổ
- Hệ tán sắc dùng để phân tích chùm tia song song thành nhiều chùm tia đơn sắc song song
Các loại quang phổ cần biết
- Quang phổ liên tục: Dải màu thay đổi một cách liên tục từ đỏ đến tím
- Quang phổ vạch phát xạ: Các vạch màu riêng lẻ ngăn cách nhau bởi những khoản tối
- Quang phổ vạch hấp thụ: Vạch hay đám vạch tối trên nền quang phổ liên tục
Tia hồng ngoại – tử ngoại – tia X
Bản chất là các sóng điện từ có bước sóng khác nhau với khả năng truyền thẳng, khúc xạ, nhiễu xạ, giao thoa, tác dụng nhiệt, tác dụng lên kính ảnh (phim)
Ứng dụng của sóng ánh sáng vào đời sống
Ứng dụng của tán sắc ánh sáng
- Giải thích các hiện tượng quang học xảy ra trong khí quyển
- Phân tích một chùm sáng đa sắc thành những chùm đơn sắc
Ứng dụng của máy quang phổ
- Tái chế tài nguyên, phân loại phế thải đã thu gom
- Phục hồi tác phẩm nghệ thuật bằng phương pháp phân tích nhanh và không phá hủy
- Kiểm tra nguyên tố độc hại, đảm bảo vật liệu sử dụng trong các thiết bị điện, điện tử, ô tô.

- Xác định cấu trúc phần tử, nhận biết các chất và phân tích định lượng.
Ứng dụng của các tia hồng ngoại – tử ngoại – tia X
- Tia hồng ngoại: Dùng để sấy khô, làm bộ phận điều khiển từ xa, chụp ảnh hồng ngoại. Trong quân sự, tên lửa tìm mục tiêu hay ống nhòm hồng ngoại để quan sát vào ban đêm.
- Tia tử ngoại: Tiệt trùng thực phẩm, dụng cụ y tế, tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm, chữa bệnh còi xương.
- Tia X: Chụp X quang, chụp ảnh bên trong sản phẩm, chữa bệnh ung thư nóng.

Với những ứng dụng tuyệt vời, sóng ánh sáng đang ngày càng được quan tâm, các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nghiên cứu để phát triển hơn nữa các điểm mạnh cúa nó vào đời sống.
Còn bạn, bạn có muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về loại sóng thú vị này ? Hãy bắt đầu bằng việc hoàn thành thật xuất sắc bài thi trắc nghiệm Vật lí 12 – Chủ đề sóng ánh sáng của chúng tôi nhé !
Chúc các bạn thành công !